A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Lãnh đạo UBND tỉnh Lạng Sơn kiểm tra công tác phòng, chống dịch bệnh tại Văn Quan

Chiều ngày 27/6/2024, Đoàn kiểm tra của tỉnh do đồng chí Lương Trọng Quỳnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn làm trưởng đoàn kiểm tra công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, Dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn huyện Văn Quan.

Đoàn đã tiến hành kiểm tra thực tế công tác phòng, chống dịch bệnh tại các hộ chăn nuôi lợn tại xã Tú Xuyên, huyện Văn Quan.

Toàn cảnh Đoàn kiểm tra công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, dịch tả lợn Châu Phi trên địa huyện Văn Quan.

Theo báo cáo của ngành chuyên môn, từ đầu năm 2024 đến ngày 25/6/2024, trên địa bàn huyện Văn Quan, Dịch tả lợn Châu Phi xảy ra tại 514 hộ thuộc 75 thôn của 14 xã, thị trấn. Tổng số lợn chết và tiêu hủy là 1.737 con, là huyện có số lượng lợn bị bệnh buộc tiêu hủy đứng đầu tỉnh, chiếm 22% số lượng lợn phải tiêu hủy toàn tỉnh.

 

Đồng chí Hoàng Văn Thuận, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện phát biểu tại buổi làm việc

Nguyên nhân chính khiến dịch bệnh tiếp tục tái phát, lây lan là do một số địa phương nhận thức chưa đầy đủ, chưa đúng tính chất nguy hiểm của bệnh Dịch tả lợn Châu Phi; người chăn nuôi chưa thực hiện các biện pháp vệ sinh thú y tối thiểu trong phòng, chống dịch bệnh...

Đoàn đã tiến hành kiểm tra đã kiểm tra thực tế công tác phòng, chống dịch bệnh tại các hộ chăn nuôi lợn tại xã Tú Xuyên, huyện Văn Quan.

Tại buổi kiểm tra, các đại biểu đã tập trung thảo luận, làm rõ những nguyên nhân gây ra dịch bệnh; những hạn chế, khó khăn trong công tác phòng, chống. Từ đó, đề ra các giải pháp thực hiện phòng, chống dịch bệnh hiệu quả trong thời gian tới.

Đồng chí Lương Trọng Quỳnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn, phát biểu kết luận tại buổi kiểm tra

Phát biểu kết luận tại buổi kiểm tra, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu: UBND huyện Văn Quan cần kiện toàn Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch cấp xã, huyện và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, huy động mọi nguồn lực để triển khai các biện pháp dập dịch; tổ chức xử lý tiêu hủy lợn bệnh phải kịp thời, bảo đảm yêu cầu không để lây lan dịch bệnh, không gây ô nhiễm môi trường. Đồng thời tăng cường công tác kiểm tra việc vận chuyển lợn, sản phẩm của lợn, việc giết mổ lợn trong vùng dịch; tăng cường thông tin tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân về tác hại, nguy cơ, tính chất lây lan và các biện pháp phòng, chống dịch bệnh; chuẩn bị tốt các điều kiện để sớm giúp người chăn nuôi tái đàn phục vụ nhu cầu thị trường, việc tái đàn chỉ thực hiện khi đảm bảo các điều kiện quy định an toàn dịch bệnh.

                                Ngọc Khoa - Xuân Tùng


Thông tin tuyên truyền

Thông tin tổng hợp

Liên kết website

Thống kê truy cập

Đang online : 3
Hôm nay : 195
Trong tháng : 2.142
Tất cả : 91.526