A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Văn Quan đón tiếp Đoàn chuyên gia UNESCO đến thẩm định thực địa các điểm tham quan Công viên địa chất Lạng Sơn

Ngày 08/7/2024, huyện Văn Quan tổ chức đón tiếp, làm việc với Đoàn chuyên gia UNESCO đến thẩm định thực địa hồ sơ đề nghị công nhận Công viên địa chất Lạng Sơn là Công viên địa chất toàn cầu UNESCO, tại các điểm tham quan Rừng hồi Xứ Lạng xã An Sơn, Bãi đá nhảy và Vị thuốc chữa lành đèo Lùng Pa, xã Điềm He, huyện Văn Quan.

Toàn cảnh Bãi đá nhảy trên đỉnh Đèo Lùng Pa thuộc địa phận thôn Trung Kiên, xã Điềm He, huyện Văn Quan

Lãnh đạo huyện Văn Quan, tiếp đón Đoàn chuyên gia UNESCO thẩm định hồ sơ đề nghị công nhận Công viên địa chất Lạng Sơn là Công viên địa chất toàn cầu UNESCO, tại huyện Văn Quan

Lãnh đạo huyện Văn Quan, tiếp đón Đoàn chuyên gia UNESCO thẩm định hồ sơ đề nghị công nhận Công viên địa chất Lạng Sơn là Công viên địa chất toàn cầu UNESCO, tại huyện Văn Quan

Tại đây Đoàn chuyên gia UNESCO đến thẩm định thực địa Hồ sơ đề nghị công nhận CVĐC Lạng Sơn là CVĐC toàn cầu UNESCO, tại 38 điểm trên 04 tuyến du lịch của CVĐC Lạng Sơn trong đó có Bãi đá nhảy trên đỉnh Đèo Lùng Pa thuộc địa phận thôn Trung Kiên, xã Điềm He, huyện Văn Quan, là điểm số 12 trên tuyến du lịch số 2 của Công viên địa chất Lạng Sơn với chủ đề “Hành trình về miền thiên giới”, Bãi đá nhảy được hình thành khoảng 230 triệu năm trước, các lớp đá dạng răng cưa, cấu tạo hạt đậu, trứng cá, chứa phong phú hóa thạch, các hòn đá bị gãy đổ lổn nhổn tạo nên một “Bãi đá nhảy” đẹp.

Đoàn chụp ảnh lưu niệm tại Bãi đá nhảy

Điểm tham quan Vị thuốc chữa lành thuộc thôn Trung Kiên, xã Điềm He, huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn, là điểm số 13 trên tuyến du lịch số 2 của Công viên địa chất Lạng Sơn với chủ đề “Hành trình về miền thiên giới”.

Thuyết minh viên du lịch, giới thiệu Vị thuốc chữa lành bằng Tiếng Anh tại gian trưng bày đỉnh đèo Lùng pa, xã Điềm He, huyện Văn Quan.

“Rừng hồi Xứ Lạng” thuộc địa phận thôn Bình Đãng A, xã An Sơn, huyện Văn Quan, đây là điểm số 14 trên tuyến du lịch số 2 của Công viên địa chất Lạng Sơn với chủ đề “Hành trình về miền thiên giới”, với quy mô 07 hộ trồng hồi, với diện tích khoảng 04ha, hồi đã được xác định là cây lâm nghiệp chủ lực của huyện Văn Quan.

Đường lên “Rừng hồi Xứ Lạng” thuộc địa phận thôn Bình Đãng A, xã An Sơn, huyện Văn Quan

Với các địa điểm đã được lựa chọn, huyện đã chỉ đạo các ngành tiến hành, trang trí, xây dựng hoàn thiện hạ tầng khu vực tham quan Rừng hồi xứ Lạng như đầu tư xây dựng bãi đỗ xe, xã hội hóa về nguyên vật liệu cũng như nhân lực để cải tạo cảnh quan với 02 chòi nghỉ chân và con đường đi bộ lên rừng hồi, tổng chiều dài gần 100m; bên cạnh đó công tác vệ sinh môi trường, công tác chuẩn bị thuyết minh viên tại điểm du lịch Công viên địa chất Lạng Sơn, đón tiếp Đoàn tại các điểm tham quan đảm bảo nội dung, đúng thời gian theo quy định.

Khu “Rừng hồi Xứ Lạng” tại huyện Văn Quan

Các điểm trên tuyến du lịch số 2 của Công viên địa chất Lạng Sơn với chủ đề “Hành trình về miền thiên giới” được UNESCO công nhận Công viên địa chất Lạng Sơn là Công viên địa chất toàn cầu UNESCO, sẽ có giá trị di sản địa chất, giá trị di sản văn hóa và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội gắn với phát triển du lịch bền vững trong cộng đồng.

                   Ngọc Khoa - Đức Tôn - Quốc Mừng


Thông tin tuyên truyền

Thông tin tổng hợp

Liên kết website

Thống kê truy cập

Đang online: 1
Hôm nay: 355
Trong tháng: 2.757
Tất cả: 156.938